ĐI THUÊ NHÀ CÓ CẦN KIỂM TRA PHÁP LÝ NHÀ Ở?
Thông thường người đi thuê nhà chỉ vào xem nhà sau đó người mở cửa yêu cầu chuyển tiền đặt cọc hoặc ký hợp đồng thuê, sau đó 2 bên tiến hành thuê nhà, nhưng không phải trường hợp nào cũng suôn sẻ đến lúc kết thúc hợp đồng thuê
Các trường hợp rủi ro pháp lý thuê nhà gặp phải như:
- Dùng nhà của người thân đi cho thuê nhưng không được ủy quyền, đến khi chính chủ yêu cầu trả nhà mới xảy ra xung đột
- Người đang thuê nhà cho thuê lại nhưng không được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà
Các trường hợp lừa đảo thuê nhà gặp phải:
- Đối tượng giả làm môi giới, nhận chìa khóa từ chủ nhà và nhận cọc từ khách thuê nhà sau đó bỏ trốn
- Đối tượng qua mặt môi giới dùng giấy tờ giả để lừa đảo nhận tiền đặt cọc thuê nhà qua số tài khoản khác
Vì thế cho nên, khi xem nhà chúng ta cần tương tác nhiều với người mở cửa, hoặc chủ nhà để thu thập càng nhiều thông tin càng có dữ liệu để xác mình thông tin chủ nhà
Trường hợp ký hợp đồng thuê, bạn cần yêu cầu chủ nhà cung cấp giấy tờ nhà để xác minh pháp lý thuê nhà (sổ hồng, hợp đồng sở hữu nếu là nhà chưa được cấp sổ, biên bản bàn giao căn hộ nếu là căn hộ chưa sổ, hoặc các giấy tờ thể hiện chính chủ, căn cước công dân để đối chiếu). Sau đó số tài khoản chuyển tiền đặt cọc, tiền thuê nhà cũng cần trùng với tên trên căn cước công dân và hợp đồng, hạn chế chuyển tiền khác tên nếu bạn cảm thấy không tin tưởng phía chủ nhà
Để an tâm bạn cần tìm công ty môi giới và người môi giới có uy tín, các công ty môi giới đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xác minh thông tin chủ nhà đồng thời các công ty môi giới uy tín cũng biết được chính chủ trong khu vực hoạt động của mình.
Chúc bạn tìm được nhà nhà ý!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIAO DỊCH BĐS NEWHOUSE